Pages

Vật liệu làm trần nhà nào được yêu thích nhất hiện nay

 Không chỉ đóng vai trò bảo vệ, che chắn nhà ở mà trần còn giúp kiến tạo nên không gian sống đẹp mắt. Hiện nay có rất nhiều trần nhà đẹp bền, phù hợp yêu cầu của từng công trình như trần thạch cao, trần gỗ, trần nhựa… Nếu bạn đang phân vân chưa chọn được loại trần thích hợp, theo kịp xu hướng kiến trúc thời đại thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé!

Các Loại Trần Nhà Bền Đẹp, Hợp Xu Hướng

1Trần nhà thạch cao (trần giả)

Trần thạch cao được ứng dụng khá phổ biến tại nhiều công trình nhà ở, căn hộ, biệt thự… Loại trần này được sản xuất từ thạch cao (gypsum) và các chất phụ gia khác như sợi cellulose, chất chống cháy, chất tạo độ bền… dưới dạng tấm phẳng hoặc hình khối. Trần thạch cao sở hữu nhiều ưu điểm như chống ẩm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt… hiệu quả.

Về phân loại, trần thạch cao được chia thành trần thạch cao thả (thiết kế phần khung xương lộ ra bên ngoài thạch cao) và trần thạch cao chìm (thiết kế khung xương ẩn bên trong các tấm thạch cao).

Trần thạch cao nổi phòng khách.

Trần thạch cao nổi phòng khách.
Trần chìm phòng ngủ.
Trần chìm phòng ngủ.
>>> Tham khảo thêm các mẫu trần thạch cao đẹp: Tại đây

2Trần gỗ

Trần gỗ là loại trần nhà làm từ gỗ tự nhiên (gỗ thông, gỗ xoan, gỗ sồi…) hoặc gỗ công nghiệp. Đặc điểm chung của các loại trần gỗ:

  • Mang lại vẻ đẹp tự nhiên và ấm cúng cho không gian.
  • Có khả năng giữ nhiệt tốt, hút ẩm tốt giúp ngôi nhà thoáng mát và dễ chịu.
  • Cách âm tự nhiên, giúp giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài và tăng cường chất lượng âm thanh bên trong.

Trần gỗ thường được sử dụng trong các công trình như nhà ở, khách sạn, nhà hàng… để tạo ra không gian ấm cúng và sang trọng. Lưu ý, chi phí lắp đặt trần gỗ khá cao so với các loại trần khác.

Trần gỗ phòng thờ.
Trần gỗ phòng thờ.

3Trần nhôm

Trần nhôm được làm từ hợp kim nhôm sơn tĩnh điện, có gờ hoặc đục lỗ. Cấu tạo trần nhôm gồm tấm trần, khung xương, thanh treo, ty treo và các phụ kiện khác.

Ưu điểm của trần nhôm:

  • Độ bền cao, dễ thay thế và sửa chữa.
  • Dễ vệ sinh và lau chùi.
  • Có khả năng tiêu âm, chống ồn, dẫn điện, dẫn nhiệt hiệu quả.
  • Trọng lượng nhẹ giúp giảm áp lực lên nền móng.
  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Trần nhôm mang đến không gian sống an toàn, mát mẻ, sang trọng.
Trần nhôm khung xương nổi.
Trần nhôm khung xương nổi.

4Trần nhựa

Trần nhựa (trần PVC) được làm từ chất liệu PVC với tạo hình dạng tấm hoặc cuộn lắp ráp nối dài.

Dưới đây là một số đặc điểm chung của trần nhựa:

  • Dễ lắp đặt: Trần nhựa có thiết kế dạng tấm hoặc dạng cuộn, dễ dàng cắt, uốn cong và lắp đặt. Chúng thường được gắn trực tiếp vào khung bằng các kẹp hoặc keo, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thi công.
  • Đa dạng về màu sắc và hoa văn: Trần nhựa sở hữu mẫu mã đa dạng, như mô phỏng các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá…
  • Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng: Trần nhựa có bề mặt không thấm nước và kháng mốc, dễ dàng lau chùi và vệ sinh.
  • Chống nóng: Trần nhựa có khả năng chống nóng hiệu quả, lên tới 90%.
  • Tiết kiệm năng lượng: Một số loại trần nhựa có khả năng phản chiếu ánh sáng tốt, giúp tăng cường ánh sáng tự nhiên trong không gian, giảm sự phụ thuộc vào hệ thống đèn chiếu sáng.
Mẫu trần nhựa giả gỗ đẹp.
Mẫu trần nhựa giả gỗ đẹp.

5Trần xi măng

Trần xi măng được cấu tạo bởi các vật liệu gồm xi măng Portland, cát mịn, vôi, sợi cellulose, hóa chất kết dính… Trần xi măng có độ cứng cao, chịu lực và chống cháy tốt. Tuy nhiên, loại trần này lại dễ chịu ảnh hưởng bởi độ ẩm do khả năng hấp thụ nước cao và hạn chế về mức độ chịu rung động và co giãn.

Tần xi măng được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở (nhà phố, biệt thự và căn hộ chung cư). Chúng tạo ra không gian thoáng đãng và cách nhiệt hiệu quả.

Mẫu trần xi măng đơn giản đẹp.
Mẫu trần xi măng đơn giản đẹp.

6Trần tôn

Trần tôn được cấu tạo bởi tấm mỏng bằng thép và phủ lớp chống gỉ để bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động của thời tiết. Trần tôn khá nhẹ và dễ lắp đặt, có chi phí thấp hơn so với các loại trần khác.

Tuy nhiên, loại trần này lại dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, âm thanh của môi trường bên ngoài. Nếu muốn duy trì khả năng chống thấm và vẻ đẹp của trần thì cần bảo trì thường xuyên.

Mẫu trần tôn giả gỗ mộc mạc, tự nhiên.
Mẫu trần tôn giả gỗ mộc mạc, tự nhiên.

Những Lưu Ý Để Thiết Kế Trần Nhà Đẹp, Thu Hút

Khi thiết kế trần nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Phong cách kiến trúc và nội thất: Lựa chọn trần phù hợp với tổng thể kiến trúc và nội thất nhà, mang lại không gian hài hòa và đẹp mắt.
  • Chiều cao trần: Chiều cao lắp đặt trần cần phải phù hợp, đảm bảo sự rộng rãi và thoải mái cho ngôi nhà. Nếu trần quá thấp có thể làm không gian trông chật chội hơn, trong khi trần quá cao khiến cho ngôi nhà trở nên lạnh lẽo.
  • Chất lượng vật liệu: Sử dụng vật liệu làm trần chất lượng giúp ngôi nhà bền đẹp và ít tốn thời gian, công sức và tiền bạc để sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Hệ thống chiếu sáng: Việc lắp đặt đèn âm trần, đèn chùm và các loại đèn khác trên trần cần tương thích với kiến trúc căn nhà và hệ thống chiếu sáng tự nhiên.
  • Họa tiết trang trí: Những mẫu trần có quá nhiều chi tiết phức tạp và rườm rà dễ gây rối mắt, khó vệ sinh và bảo trì. Vì thế, nên ưu tiên chọn những mẫu trần họa tiết đơn giản, nhẹ nhàng.
  • Tính năng trần: Trần nhà đẹp thôi chưa đủ mà còn phải đáp ứng các nhu cầu của sử dụng của nhà ở như cách nhiệt, cách âm, chống cháy…

Vừa rồi là tổng hợp các loại trần nhà đẹp, hợp xu hướng nhất hiện nay cho bạn tham khảo. Xem thêm nhiều bài viết hay xoay quanh vấn đề thiết kế và xây dựng công trình đẹp trên website của chúng tôi nhé!

Nguồn tham khảo: https://hungphuthinh.vn/cac-loai-tran-nha-ben-dep-hop-xu-huong/